Thứ bảy, 20/4/2024
Thứ năm, 8/5/2014, 02:20 (GMT+7)

Những giếng cổ ở làng Đường Lâm

Ngoài các ngôi nhà cổ, làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) còn có nhiều giếng nước với lịch sử lâu đời.

Trên thành giếng xóm Hè ghi năm 1939, nhưng theo người dân, đây là năm giếng được sửa chữa. Phía sau tường là bờ ao, mực nước giếng luôn cao hơn mực nước ao.

Dân xóm Hè vẫn truyền miệng nhau câu vè: "Nước giếng Hè, chè Cam Lâm", tức là lấy nước giếng này đun sôi, pha chè ở làng Cam Lâm bên cạnh sẽ rất ngon.

Giếng xóm Phủ được gọi là mắt phải của Rồng và chỉ dùng làm nước ăn còn tắm giặt phải dùng nước ở giếng kia. Giếng được sửa chữa năm 1958. Nước giếng luôn trong và chưa bao giờ cạn kể cả năm hạn hán. Vào mùng 5 Tết hàng năm, mỗi gia đình trong xóm cử một đại diện mang lễ vật ra giếng để khấn cho nước giếng luôn đầy, gia đình sung túc, bình an vô sự. Hiện giếng vẫn còn nước và được hương khói đầy đủ.

Giếng này cũng ở xóm Phủ, là mắt trái của Rồng, nước giếng được dùng để tắm giặt.

Trước giếng xóm Sui có lưu một tấm bia nhắc người đời giữ giếng sạch trong như giữ lòng trong sáng.

Nước giếng Sui trong vì được đào trong lớp đá tổ ong, lòng giếng phía dưới nở ra kiểu hàm ếch.

Đời vua Lê Hy Tông (1684), đình làng Mông Phụ được xây dựng. Giếng được đào để tạo nguồn nước phục vụ việc xây cất. Nằm ở hướng đông, ngay cạnh đình, giếng như điểm chiếu từ hai đầu đao uốn mái có gắn đầu rồng nhìn xuống. Bà Hà Thị Vin, 86 tuổi, kể: "Nước giếng Đình quanh năm trong vắt, người làng chỉ ra giếng đình lấy nước về ăn, làm tương chứ tuyệt đối không được tắm giặt".

Giếng ở làng Đông Sàng.

Đây cũng là giếng nước một thời được lính Pháp sử dụng.

Lê Bích